CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ PHỔ BIẾN

CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ PHỔ BIẾN

CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ PHỔ BIẾN

CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ PHỔ BIẾN

MĂNG TÂY HỮU CƠ CHUẨN USDA
MĂNG TÂY HỮU CƠ CHUẨN USDA
MENU
CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ PHỔ BIẾN
Xuất xứ:

Lượt xem:

266

Giá:

Liên hệ

Phân hữu cơ rất đa dạng và nhiều chủng loại, nhưng mỗi loại đều có ưu - nhược riêng và chỉ nên áp dụng tùy tình hình và giai đoạn trồng. Hy vọng bài viết này có thể giúp quý nhà nông hiểu thêm về phân bón hữu cơ và có định hướng sử dụng thích hợp để phát triển nông nghiệp sạch.

Số lượng

- +

Thanh toán: Liên hệ

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Các loại phân bón hữu cơ phổ biến

Phân bón hữu cơ được chia làm 2 nhóm chính: phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp.

 

Phân hữu cơ truyền thống

1. Phân chuồng

Phân chuồng có nguồn gốc từ chất thải của gia súc. Thành phần chủ yếu của phân chuồng bao gồm phân, nước tiểu của gia súc và chất độn; được ủ bằng phương pháp truyền thống. 

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Cung cấp các chất khoáng đa, trung và vi lượng
  • Tăng độ tơi xốp và phì nhiêu của đất
  • Ổn định kết cấu và thành phần của đất
  • Tạo điều kiện cho rễ cây phát triển
  • Hạn chế hạn hán và xói mòn đất
  • Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên cần bón nhiều để bổ sung chất lượng
  • Cần xử lý phân chuồng tươi đúng cách để không tiềm ẩn các mầm bệnh ảnh hưởng tới cây trồng và sức khỏe con người

 

2. Phân xanh

Phân xanh là xác của các loại cây xanh và hoa màu được ủ hoặc vùi trực tiếp vào đất trồng để bón lót hoặc “ép xanh” các cây trồng lâu năm. Các loại xác thực vật thường được sử dụng làm phân xanh là hoa quả, vỏ cây, bã cà phê, cỏ dại, vỏ chuối, lục bình, các loại cây phân xanh phổ biến như cây họ đậu, v.v.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Giúp bảo vệ và cải tạo đất trồng
  • Hạn chế hạn hán và xói mòn đất 
  • Hiệu quả chậm, chỉ thích hợp để bón lót
  • Vùi trực tiếp xác cây vào đất có nguy cơ sản sinh ra các chất độc hại trong quá trình phân hủy như H2S, CH4, v.v. gây ngộ độc cho con người

 

3. Phân rác

Phân rác, hay còn gọi là phân compot, là một loại phân hữu cơ có nguồn gốc từ rác thải, cỏ dại, xác cây, rơm rạ, v.v. Để chế biến phân rác, cần ủ chung với một số chất gây men phụ trợ khác như phân chuồng, nước giải, lân và vôi cho đến khi hoai mục. Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng thấp và không cố định, tùy thuộc thành phần của rác thải.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Tăng độ tơi xốp và phì nhiêu của đất
  • Ổn định kết cấu và thành phần của đất
  • Hạn chế hạn hán và xói mòn đất
  • Hàm lượng dinh dưỡng thấp
  • Cách chế biến cầu kỳ, tốn nhiều công sức
  • Tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nếu không xử lý đúng cách

 

4. Than bùn

Khả năng lưu trữ chất dinh dưỡng trong đất khiến than bùn trở thành một loại phân bón nông nghiệp hữu ích. Than bùn thường được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất trồng, độn chuồng, hoặc sử dụng như chất đốt và chất cải tạo đất. Loại than bùn có độ phân giải cao (>50%) có thể bón phân trực tiếp, còn loại có độ phân giải thấp (than bùn thượng thành) được sử dụng để ủ phân rác hoặc độn chuồng gia súc, gia cầm.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Giúp cải tạo đất trồng, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu và hữu cơ cho đất
  • Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên cần bón với số lượng lớn
  • Cách chế biến cầu kỳ, tốn nhiều công sức

 

Phân hữu cơ công nghiệp

1. Phân bón vi sinh

Phân bón vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa các loại vi sinh vật hữu ích cho cây trồng. Bón phân vi sinh sẽ giúp hệ vi sinh vật (VSV) trong đất trồng phát triển, phân giải các chất khó hấp thu và tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Tùy vào mục đích sử dụng, nhà nông có thể lựa chọn bón các loại phân vi sinh khác nhau như: VSV cố định đạm, VSV chuyển hóa và phân giải lân, VSV phân giải hợp chất hữu cơ, VSV kích thích và điều hòa tăng trưởng cây, VSV phân giải silicat, VSV tăng cường hấp thụ photpho, kali, sắt, mangan cho cây trồng, VSV ức chế các loại VSV gây bệnh khác và VSV tiết ra chất giữ ẩm polysacarit.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Thúc đẩy phát triển hệ VSV có lợi trong đất
  • Phân giải các chất để cây trồng dễ hấp thu
  • Tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật, chẳng hạn như đạm (N)
  • Hạn chế các mầm bệnh phát triển
  • Tăng cường hiệu quả hấp thu phân bón
  • Hàm lượng dinh dưỡng thấp, không thể đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ và cân đối cho cây
  • Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ phù hợp với các nhóm cây trồng cụ thể, chẳng hạn VSV cố định đạm chỉ thích hợp với các cây họ đậu
  • Có hạn sử dụng riêng
  • Cần bón bổ sung phân hữu cơ để VSV hấp thụ dưỡng chất và phát triển

 

2. Phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học có nguồn gốc hữu cơ (có thể thêm than bùn) đã qua xử lý và chế biến công nghiệp. Các chủng vi sinh vật được sử dụng trong quá trình xử lý phân hữu cơ sinh học giúp triệt tiêu mầm bệnh còn sót lại, đảm bảo chất lượng phân bón và gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng. 

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Có thể sử dụng trong mọi giai đoạn trồng trọt như bón lót, bón thúc, bón nuôi quả, v.v.
  • Cung cấp dưỡng chất cân đối và đầy đủ
  • Giúp cải tạo các đặc tính sinh - lý - hóa của đất
  • Hạn chế xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất
  • Phân giải độc tố có trong đất
  • Tiết kiệm chi phí nhờ giảm mức độ sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật khác
  • Nhược điểm duy nhất của loại phân này là giá thành cao. Tuy nhiên đắt đỏ nhưng nó được đánh giá là một trong những loại phân hữu cơ tốt nhất hiện nay.

 

3. Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được ủ cho lên men với các chủng vi sinh vật chứa các bào tử sống có lợi cho thực vật. Tuy được chế biến theo quy trình công nghiệp nhưng phân hữu cơ vi sinh vẫn đảm bảo hàm lượng chất hữu cơ trên 15%.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Bổ sung chất khoáng đa - trung - vi lượng vào thành phần của đất
  • Gia tăng độ tơi xốp và phì nhiêu của đất trồng
  • Bao hàm VSV có lợi giúp phân giải các chất khó hấp thu
  • Giúp ức chế hoặc kìm hãm các mầm bệnh trong đất phát triển
  • Tăng sức đề kháng cho thực vật
  • Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
  • Hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn các loại phân bón hữu cơ sinh học khác

 

4. Phân hữu cơ khoáng

Đây là loại phân hữu cơ được trộn thêm một số thành phần khoáng chất khác như đạm, lân, kali (NPK); tỷ lệ hữu cơ chiếm ít nhất 15% và các chất vô cơ khác chiếm 8-18%.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Bổ sung hàm lượng khoáng chất dồi dào cho đất
  • Ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái đất và nước nếu bón liên tục trong khoảng thời gian dài

 

Phân hữu cơ rất đa dạng và nhiều chủng loại, nhưng mỗi loại đều có ưu - nhược riêng và chỉ nên áp dụng tùy tình hình và giai đoạn trồng. Hy vọng bài viết này có thể giúp quý nhà nông hiểu thêm về phân bón hữu cơ và có định hướng sử dụng thích hợp để phát triển nông nghiệp sạch.

Bài viết tham khảo từ nguồn: FAO Việt Nam.

Tags: Tiêu chuẩn nông nghiệpNông nghiệp hữu cơ

 

Bài viết khác

Sản phẩm cùng loại
Về đầu trang
Gọi điện SMS Chỉ đường