CÁC LOẠI PHÂN CHUỒNG HỮU CƠ PHỔ BIẾN

CÁC LOẠI PHÂN CHUỒNG HỮU CƠ PHỔ BIẾN

CÁC LOẠI PHÂN CHUỒNG HỮU CƠ PHỔ BIẾN

CÁC LOẠI PHÂN CHUỒNG HỮU CƠ PHỔ BIẾN

mang tay my huu co chuan usda
mang tay huu co usda
MENU
CÁC LOẠI PHÂN CHUỒNG HỮU CƠ PHỔ BIẾN
Xuất xứ:

Lượt xem:

328

Giá:

Liên hệ

Đây là loại phân hữu cơ phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, mang đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ, khác nhau về thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng có chứa trong phân.

Số lượng

- +

Thanh toán: Liên hệ

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Khái niệm về phân chuồng

Phân chuồng là loại phân do gia súc, gia cầm thải ra. Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu của vật nuôi và chất độn, được ủ bằng phương pháp truyền thống hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để ủ. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

Đây là loại phân hữu cơ phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, mang đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ, khác nhau về thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng có chứa trong phân.

 

Đặc điểm của phân chuồng

Ưu điểm

Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng mà nhiều loại phân bón vô cơ không có được.

Trong phân chuồng luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, canxi, magiê, natri, silic. Trong đó Kali chiếm tỉ lệ cao nhất và chủ yếu ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng. Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, molipden… hàm lượng không cao.

Phân chuồng cung cấp một lượng lớn chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế nước bốc hơi, chống xói mòn, hạn hán.

Nhà nông có thể tự sản xuất và chế biến phân chuồng dựa trên những sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như thân, lá, rễ cây kết hợp với chất thải chuồng trại trong chăn nuôi.

 

Nhược điểm

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân chuồng thấp nên phải bón với khối lượng lớn, đòi hỏi chi phí vận chuyển cao và phải kết hợp bón bổ sung với phân hoá học trong những giai đoạn cây cần.

Nếu không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

 

Các loại phân chuồng phổ biến và cách dùng

Có rất nhiều các loại phân chuồng khác nhau. Tùy theo đối tượng nuôi mà chúng ta có. Dưới đây là một số loại phân chuồng phổ biến với những đặc tính công dụng khác nhau để bà con lựa chọn dùng cho đúng nhu cầu cây trồng.

 

Phân bò

Phân bò là một trong những loại phân chuồng cực kỳ quen thuộc trong sản xuất nông nghiệp. Các loại phân bò, phân bò ủ hoai mục có rất nhiều tác dụng đối với đất và cây trồng.

 

 

Hàm lượng hữu cơ trong phân bò rất cao, giúp tăng độ mùn làm đất trở nên tơi xốp. Chất hữu cơ trong phân bò ủ hoai mục còn giữ độ pH của đất ít thay đổi và giữ chất khoáng trong đất. Giữ độ ẩm cho cây, giúp cây trồng tránh hạn tốt. Đồng thời giảm khả năng thất thoát phân bón do bay hơi hoặc rủa trôi.

Phân bò cung cấp dinh dưỡng tự nhiên giúp mọi loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Phân bò có tác dụng làm giảm hiện tượng thối rễ cây, làm tăng độ dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.

 

Cách sử dụng phân bò

Nên sử dụng phân bò ủ hoai mục bón cho cây trồng để tránh sâu bệnh gây hại. Tốt nhất nên trộn phân bò với các giá thể khác như tro trấu, đất sạch để tăng độ ẩm, giúp đất tơi xốp thoáng khí và cho cây phát triển nhanh hơn.

Phân bò thích hợp để bón lót cho cây. Nên chọn phân bò khô để tránh tình trạng phân đóng sền sệt gây ra bệnh thối rễ cây.

Không nên bón phân bò trên bề mặt vì có thể khiến mầm bệnh lây lan vào cây trồng. Cho một lượng phân bò vừa đủ xung quanh gốc cây sau đó lấp một lớp đất khoảng 1- 8cm lên, tưới nước đủ ẩm.

Đối với cây con không nên bón nhiều phân bò vì cỏ trong phân có thể lấn át làm cây suy dinh dưỡng .

Phân bò bón rất tốt cho rất nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê, tiêu, thanh long…

 

Phân gà

Phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phân chuồng khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác. Đặc biệt phân gà giàu Kali và khoáng chất nên rất tốt khi dùng cho các loại cây ăn trái.

 

 

Phân gà giúp cải tạo đất, giảm mặn, giảm chua, giúp giữ ẩm tốt. Cung cấp hàm lượng hữu cơ, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Dinh dưỡng trong phân gà làm tăng sức đề kháng cho cây, giảm được một số bệnh gây hại cho cây và rễ cây. Tăng khả năng thụ phấn, đậu trái và tăng hương vị cho nông sản.

 

Cách sử dụng phân gà

Phân gà thuộc loại phân chuồng nóng nhất nên nếu không được ủ hoai sẽ gây hại cho cây. Chỉ nên sử dụng khi chắc chắn phân đã được xử lý kỹ, tiêu diệt hết các mầm nấm, tuyến trùng, vi sinh vật gây hại cây.

Bón trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, sử dụng cho bón lót hoặc bón thúc.

Bón phân gà trước khi gieo trồng hoặc trồng mới (bón lót): rải phân đều trên ruộng theo luống, rãnh, hố rồi dùng cào trộn đều phân với lớp đất trên mặt.

Bón thúc: kết hợp với các loại phân vô cơ khác. Bón bằng cách xới đất, rãi phân rồi cào trộn đều phân với đất. Nếu đất khô cần tưới đủ ẩm sau khi bón phân.

Hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên lượng bón phân gà chỉ cần bằng 1/3 lượng phân chuồng bình thường  (bón nhiều có thể gây ngộ độc cho cây trồng).

Các loại cây trồng phù hợp bón phân gà như cây ăn trái, cây hoa.

 

Phân dê

Phân dê là loại phân bón được sử dụng khá phổ biến trong khoảng thời gian gần đây. Phân dê được nhiều người nông dân áp dụng làm phân bón cho rất nhiều loại như cây ăn trái, thực vật có hoa, cây bonsai,…

 

 

Phân dê có dạng viên nhỏ, thường không thu hút côn trùng hoặc gây hiện tượng nóng cho cây như một số loại phân khác. Phân dê không có mùi và có lợi cho đất. Phân này chứa đầy đủ lượng chất dinh dưỡng mà cây cần để tăng trưởng tối ưu.

Phân dê được xử lý giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất. giúp đất tơi xốp và thông thoáng. Điều này tạo điều kiện giúp cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cung cấp oxi cho bộ rễ hô hấp.

 

Cách sử dụng phân dê

Liều lượng dùng phân dê nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng.

Phân dê có thể bón trực tiếp lên cây trồng( vì phân dê không nóng nên không sợ đốt cháy cây trồng).

Dùng phân dê để cải tạo đất: Trộn phân dê hoai mục với đất trồng trước khi trồng cây, giúp đất tơi xốp, giúp cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng cho cây, rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. 

Dùng trong bón thúc:  Trong giai đoạn bón thúc của cây có thể đào rãnh xung quanh gốc rồi bón phân, sau đó lấp đất lại.

Phân dê chủ yếu được dùng cho hoa lan, hồng và một số loại rau màu giúp cây phát triển nhanh, ra nhiều chồi, bụ bẫm và khỏe hơn.

 

Bài viết khác

Sản phẩm cùng loại
Về đầu trang
Gọi điện SMS Chỉ đường