CÁC TIÊU CHUẨN HỮU CƠ CHO NÔNG NGHIỆP SẠCH

CÁC TIÊU CHUẦN HỮU CƠ CHO NÔNG NGHIỆP SẠCH

CÁC TIÊU CHUẨN HỮU CƠ CHO NÔNG NGHIỆP SẠCH

CÁC TIÊU CHUẨN HỮU CƠ CHO NÔNG NGHIỆP SẠCH

MANGTAY HUU CO CHUAN USDA
MANGTAY HUU CO CHUAN USDA
MENU
CÁC TIÊU CHUẨN HỮU CƠ CHO NÔNG NGHIỆP SẠCH
Xuất xứ:

Lượt xem:

365

Giá:

Liên hệ

Việc chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam có 3 hình thức: Chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận PGS, chứng Tiêu chuẩn TCVN. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị các chứng nhận hữu cơ quốc tế phổ biến và uy tín như chứng nhận USDA, EU Organic Farming, JAS và PGS.

Số lượng

- +

Thanh toán: Liên hệ

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

 

CÁC TIÊU CHUẨN HỮU CƠ NÔNG NGHIỆP SẠCH

Để phát triển nông nghiệp sạch bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh cho nông sản hữu cơ Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam đầu tiên (TCVN 11041-1:2017) cho sản xuất  nông nghiệp hữu cơ, trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế khác như CODEX, IFOAM, v.v. Tuy nhiên, để được dán nhãn hữu cơ lên sản phẩm, trang trại còn phải được chứng nhận bởi 1 tổ chức uy tín và được cấp chứng chỉ cụ thể.

Việc chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam có 3 hình thức: Chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận PGS, chứng Tiêu chuẩn TCVN. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị các chứng nhận hữu cơ quốc tế phổ biến và uy tín như chứng nhận USDA, EU Organic Farming, JAS và PGS.

▶ Nông sản sạch và nông sản hữu cơ khác nhau như thế nào?

 

Tiêu chuẩn organic Mỹ - Chứng nhận USDA

Chứng nhận USDA nông nghiệp hữu cơĐược ví như “bằng Harvard” cho nông sản sạch, chứng nhận USDA được cấp bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ là một trong những tiêu chuẩn hữu cơ uy tín và nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Để được đóng con dấu chứng nhận hữu cơ của Mỹ, nông sản phải đạt tới 95% thành phần hữu cơ và không được phép sử dụng bất cứ hóa chất bảo vệ thực vật nào. Không chỉ vậy, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận cũng phải chứng minh được quá trình sản xuất hoàn toàn theo hướng nông nghiệp sạch, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

 

 

Có 3 loại chứng nhận hữu cơ USDA như sau:

  • Chứng nhận USDA cho cây trồng: Đảm bảo quá trình trồng trọt không sử dụng bùn thải, tia bức xạ, sinh vật biến đổi gen, các loại hóa chất có trong danh sách cấm (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tổng hợp).
  • Chứng nhận USDA cho chăn nuôi: Đảm bảo thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ, không sử dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, v.v. và xác minh quá trình chăn nuôi đạt các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn cho động vật.
  • Chứng nhận USDA cho thực phẩm: Xác nhận thực phẩm đạt hàm lượng thành phần chất hữu cơ trên 95%.

 

Các đơn vị được chứng nhận USDA ở Việt Nam

Các doanh nghiệp đạt chứng nhận USDA tại Việt Nam (Xem thêm tại: USDA)

 

Để đạt chứng nhận USDA, quá trình sản xuất nông nghiệp sạch cần tuân thủ tuyệt đối bộ tiêu chí nông nghiệp hữu cơ dài 64 trang. Với nông sản đăng ký chứng nhận hữu cơ, nếu bị phát hiện hàm lượng độc tố và kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì sẽ bị loại ngay lập tức. Với những nông sản đã được cấp chứng nhận, các chuyên gia sẽ kiểm tra định kỳ mỗi năm 1 lần để đảm bảo trang trại vẫn tuân thủ tiêu chí đề ra. Trang trại làm trái nguyên tắc sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 1 triệu USD.

Tải ngay tiêu chí và quy trình chứng nhận USDA

 

Tiêu chuẩn organic châu Âu - Chứng nhận EU Organic Farming

Tiêu chuẩn organic châu Âu EU Organic FarmingTiêu chuẩn EU Organic Farming là một trong những chứng nhận hữu cơ uy tín và sáng giá nhất, được cấp phép bởi Liên minh châu Âu EU. Nhằm đảm bảo tuyệt đối quyền lợi của người tiêu dùng, bộ tiêu chuẩn này yêu cầu nghiêm ngặt cả về sản xuất và chế biến lẫn dán nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, được đề cập trong quy định 834/2007 của EU.

Tương tự như chứng nhận USDA, tiêu chuẩn organic châu Âu cũng có những quy định bắt buộc về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm, bảo vệ sự phát triển bền vững môi trường và hệ sinh thái, duy trì đa dạng sinh học trong khu vực. Cụ thể:

  • Với trồng trọt hữu cơ: Phải duy trì hoặc tăng cường độ phì cho đất, duy trì đa dạng sinh học đất, bảo vệ đất khỏi bị nén chặt hoặc xói mòn; sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm hữu cơ khác theo quy định; kỹ thuật sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường, v.v.
  • Với chăn nuôi hữu cơ: Vật nuôi phải được sinh ra và lớn lên ở các trang trại hữu cơ hoặc được chuyển đổi từ động vật phi hữu cơ sang hữu cơ trong một giai đoạn theo quy định; tập quán chăn nuôi và chuồng trại phải đáp ứng yêu cầu; và một vài quy định khác về thức ăn, vệ sinh, phòng bệnh, v.v.

Để đảm bảo niềm tin với người tiêu dùng, quy định về dán nhãn hữu cơ của EU Organic Farming vô cùng chặt chẽ, phải bao gồm danh sách thành phần, hàm lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, kèm theo tên của nơi sản xuất, chế biến và nhà phân phối cuối cùng của nông sản đó. Ngoài ra, tem nhãn cũng cần ghi rõ mã số của cơ quan cấp chứng chỉ này.

Đọc thêm về các quy định của chứng nhận EU Organic Farming

 

Tiêu chuẩn organic Nhật Bản - Chứng nhận JAS

Tiêu chuẩn organic Nhật Bản JASNếu muốn xuất khẩu nông sản hữu cơ sang Nhật Bản, nhà nông chắc chắn không thể bỏ qua bộ tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản JAS này. JAS (Japan Agricultural Standard) thực chất là một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực phẩm, nông sản và trái cây theo quy định của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, bao gồm cả chứng nhận hữu cơ Nhật Bản. 

Tiêu chuẩn JAS bao gồm 2 phần:

  • Hệ thống JAS (JAS System): Cho phép các sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản được dán nhãn JAS.
  • Hệ thống dán nhãn chất lượng (The Quality Labeling Standards Systems): Quy định dán nhãn sản phẩm theo chất lượng, dành cho nhà sản xuất và bên bán hàng.

Để đạt tiêu chuẩn hữu cơ Nhật bản JAS, quá trình sản xuất cần đạt được những yêu cầu sau:

  • Đất trồng hữu cơ: Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất nông nghiệp như phân bón hóa học trong tối thiểu 2 năm trước khi gieo trồng (3 năm với cây trồng lâu năm). Trong quá trình trồng trọt cũng chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, không được sử dụng bất cứ hóa chất nông nghiệp nào khác.
  • Phân bón: Sử dụng phân bón hữu cơ để duy trì và gia tăng độ phì cho đất, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái đất. Phân bón hóa học chỉ được phép sử dụng trong một số trường hợp nhất định, với điều kiện không làm ảnh hưởng tới năng suất của đất.
  • Hạt giống và cây trồng: Phải đạt chuẩn hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng hạt giống và cây giống biến đổi gen.
  • Kiểm soát động/ thực vật gây hại: Phòng ngừa mối nguy hại từ động/ thực vật bằng các biện pháp cơ học, vật lý và sinh học. Hóa chất bảo vệ thực vật chỉ được sử dụng khi các mối đe dọa sắp ập đến nhưng các biện pháp khác không hiệu quả.
  • Đối với chăn nuôi: Thức ăn có sẵn, chất kích thích tăng trưởng và các hóa chất khác không được sử dụng. Toàn bộ quy trình chăn nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt theo quy định.

 

Tiêu chuẩn organic toàn cầu - Chứng nhận PGS

Chứng nhận hữu cơ PGSHệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS (Participatory Guarantee System) là một hệ thống chứng nhận hữu cơ được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới, điển hình như Mỹ, Ấn Độ, New Zealand, Brazil, Argentina, Peru, Việt Nam, v.v. Hệ thống này khuyến khích và đảm bảo các cơ quan, tổ chức, nhà nông và người tiêu dùng cùng tham gia trực tiếp vào quá trình cấp chứng nhận hữu cơ. Với mỗi quốc gia, hệ thống PGS sẽ được điều chỉnh để phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản đều được duy trì nhất quán ở mọi hệ thống, với trọng tâm là hai vấn đề sau:

  • Đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm dán nhãn nông nghiệp hữu cơ
  • Liên kết cộng đồng giữa bên mua và bên bán để đảm bảo đầu ra ổn định

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn PGS được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ NN&PTNT ban hành. Hiện nay, toàn bộ thực phẩm hữu cơ bán tại thị trường nội địa đều phải được cấp chứng nhận PGS này. 

Tải ngay quy trình chứng nhận hữu cơ PGS Việt Nam

 

Các tổ chức quốc tế uy tín cấp chứng nhận hữu cơ

Để được cấp chứng nhận hữu cơ, nông trại cần thông qua kiểm duyệt của một trong các tổ chức chứng nhận được cấp phép bởi bộ tiêu chuẩn đó. Sau đây là bảng giới thiệu các tổ chức cấp chứng chỉ quốc tế uy tin, bao gồm Control Union và EcoCert:

 

Tổ chức chứng nhận quốc tế Có trụ sở ở Việt Nam USDA EU Organic Farming PGS JAS GlobalGAP
Control Union x x x   x x
NHO QScert x x x x x  
BioAgriCert   x x   x  
EcoCert   x x   x x
Onecert International   x x   x x

Control Union, EcoCert và các tổ chức chứng nhận quốc tế uy tín

Bài viết khác

Sản phẩm cùng loại
Về đầu trang
Gọi điện SMS Chỉ đường